So sánh các loại tay nắm tủ phổ biến trên thị trường
09:17 - 16/07/2024
Bạn đang tìm kiếm giải pháp hoàn hảo để nâng tầm phong cách cho tủ bếp, tủ quần áo hay tủ ngăn kéo trong nhà? Tay nắm tủ chính là mảnh ghép không thể thiếu, góp phần tạo nên sự tinh tế và sang trọng cho không gian nội thất. Tuy nhiên, với vô vàn kiểu dáng, chất liệu và thương hiệu tay nắm tủ trên thị trường, việc lựa chọn sản phẩm phù hợp quả là một thử thách không hề đơn giản.
Tay nắm tủ dạng thanh tròn màu xám NK211-DX
Bài viết này sẽ là người bạn đồng hàng đắc lực, giúp bạn “giải mã” thế giới tay nắm tủ đầy màu sắc, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho thiết kế tủ của mình.
Hãy cùng F-Home NamKhang so sánh chi tiết các loại tay nắm tủ phổ biến trên thị trường, đồng thời bỏ túi bí quyết lựa chọn tay nắm tủ phù hợp với không gian nội thất trở nên lung linh và đẳng cấp.
1. So sánh tay nắm tủ theo kiểu dáng
1.1 Tay nắm tủ dạng núm
Trên thị trường nội thất hiện nay, tay nắm tủ dạng núm đang trở thành sự lựa chọn phố biến đối với những người yêu thích phong cách hiện đại và tối giản.
Núm cửa tủ dạng tròn màu đen xước NK172-DXD
Về ưu điểm, tay nắm tủ dạng núm thường rất nhỏ gọn, giúp tiết kiệm diện tích và tạo cảm giảc gọn gành cho không gian nội thất, rất phù hợp cho những căn phòng có diện tích nhỏ hoặc các căn hộ chật hẹp, nơi mà mỗi centimet vuông đều quý giá.
Bên cạnh đó, chúng phù hợp với những phong cách thiết kế hiện đại và tối giản. Với các đường nét tinh tế và đơn giản, núm nắm tủ không chỉ là một chi tiết trang trí mà còn là một phần không thể thiết trong việc hoàn thiện thiết kế nội thất hiện đại.
Tham khảo thêm một số mẫu núm nắm tủ có kiểu dáng đặc biệt:
Núm cửa tủ hình dáng cỏ 4 lá chất liệu đồng cao cấp NK435-HND
Núm cửa tủ dạng đuôi cá NK287DC-VM
Tay nắm tủ dạng cá voi vàng bóng NK287CC-V
Núm cửa tủ dạng tròn phối pha lê NK435-DTD
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích sử dụng tay nắm dạng núm. Vấn đề lớn nhất là khó cầm nắm, đặc biệt là đối với những người có tay to hoặc là trẻ em. Với kích thước nhỏ và thường chỉ bằng một phần nhỏ của bàn tay, việc mở tủ đôi khi có thể hơi bất tiện.
Núm cửa tủ dạng tròn màu ghi xám NK211-G
Ngoài ra, núm nắm tủ không phù hợp với các loại tủ hoặc ngăn kéo có kích thước lớn. Đôi khi, việc mở một ngăn kéo lớn bằng tay nắm núm có thể gây khó khăn và không ổn định.
Núm cửa tủ dạng vuông màu ghi NK230-G
Xem thêm: So sánh tay nắm tủ dạng núm và tay nắm tủ kéo sự lựa chọn nào là hợp lý
1.2 Tay nắm tủ dạng thanh kéo
Tay nắm tủ dạng thanh kéo là một lựa chọn rất phổ biến trong thiết kế nội thất hiện đại, với những đặc tính và ứng dụng đa dạng.
Tay nắm tủ dạng thanh kéo rất dễ sử dụng với thiết kế dạng thanh ngang hoặc dọc, người dùng có thể đóng mở các ngăn tủ một cách thuận tiện chỉ bằng một cử động kéo nhẹ, giúp đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng trong việc thực hiện thao tác và sắp xếp đồ dùng bên trong tủ.
Hơn nữa, tay nắm tủ dạng thanh kéo thường mang đến cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ vào thiết kế mỏng và dài hơn so với các loại tay nắm khác, chúng tạo nên một dấu ấn thẩm mỹ mạnh mẽ và hiện đại. Đặc biệt là trong các căn phòng có diện tích lớn, tay nắm này giúp tủ không bị chiếm quá nhiều không gian mặt đất mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện dụng.
Tham khảo thêm một số mẫu tay nắm tủ thanh kéo được ưa chuộng:
Tay nắm tủ dạng thanh dài đen NK089-D
Tay nắm tủ kết hợp đá pha lê NK439-VVD
Tay nắm cửa tủ cổ điển mạ màu rêu NK289-R
Tay nắm tủ dạng thanh tròn màu vàng mờ NK211-VM
Ngoài ra, tay nắm tủ dạng thanh kéo phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau. Dù là nội thất hiện đại, tối giản hay cổ điển, truyền thống, chúng đều có thể hài hòa và làm nổi bật không gian sống.
Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của tay nắm dạng thanh kéo là chiếm nhiều diện tích hơn so với tay nắm dạng núm. Do đó, khi lắp đặt, cần phải lưu ý kích thước phù hợp và khoảng cách giữa các tay nắm để đảm bảo sự hài hòa và chức năng của tủ. Việc không đặt đúng khoảng cách có thể làm giảm tính thẩm mỹ và mất đi sự tiện dụng của tay nắm.
Xem thêm: Bộ sưu tập tay nắm tủ dạng thanh thời thượng - Nâng tầm nội thất
1.3 Tay nắm âm tủ
Xu hướng nội thất hiện đại nổi lên, tay nắm âm tủ đang dần trở thành lựa chọn được ưa chuộng nhờ vào sự tinh tế và thẩm mỹ cao mà nó mang lại.
Tay nắm âm tủ dạng trơn màu xám NK223-X
Tay nắm âm tủ được thiết kế để lắp đặt lồng vào bề mặt tủ, giúp tạo một bề mặt phẳng mịn màng mà không làm gián đoạn sự liền mạch của không gian nội thất. Điều này đặc biệt phù hợp với phong cách thiết kế hiện đại và tối giản, nơi mà sự tinh tế và sự trơn mượt của các chi tiết được đánh giá cao.
Thông thường, tay nắm âm tủ được sản xuất từ chất liệu kim cao cấp có độ bền cao và khả năng chịu mài mòn tốt. Bề mặt của chúng thường được gia công chính xác, đảm bảo tính năng thẩm mỹ cao và không gây cản trở khi sử dụng.
Tay nắm âm tủ có nắp bật cao cấp màu xám NK301TN-X
Tuy nhiên, việc sử dụng tay nắm âm tủ cũng đem đến một số nhược điểm nhất định. Đầu tiên, việc vệ sinh tay nắm âm tủ khá phức tạp hơn so với các loại tay nắm nổi, vì chúng được có bề mặt lõm vào bề mặt cánh tủ và không dễ dàng tháo ra, đòi hỏi người sử dụng phải có biện pháp làm sạch phù hợp để bảo quản tính thẩm mỹ của tay nắm.
Tay âm lật kéo màu vàng NK436-V
Xem thêm: Kinh nghiệm chọn tay nắm âm tủ bếp: Đẹp và tiện lợi
2. So sánh tay nắm tủ theo chất liệu
2.1 Kim loại
Trên thị trường hiện nay, tay nắm tủ được sản xuất từ chất liệu kim loại là một trong những lựa chọn hàng đầu và đa dạng về mẫu mã, chất liệu cũng như màu sắc. Kim loại mang đến nhiều ưu điểm nổi bật nhưng cũng không thiếu nhược điểm cần phải cân nhắc.
Tay nắm tủ dạng thanh âm đa dạng kích thước màu vàng NK410-V
Đầu tiên, về ưu điểm thì tay nắm tủ kim loại thường rất bền và đẹp. Chúng được làm từ các chất liệu như thép không gỉ, nhôm, đồng hay thậm chí là hợp kim, có khă năng chịu lực tốt, giúp tủ và ngăn kéo luôn mở ra và đóng lại một cách mượt mà và an toàn.
Tay nắm tủ bếp dạng thanh tròn màu đen NK238-D
Đặc biệt, tay nắm tủ kim loại dễ dàng vệ sinh với chỉ cần lau một cách đơn giản bằng khăn ẩm và có thể thêm chất tẩy nhẹ, giúp bề mặt luôn sáng bóng và không bám bụi bẩn.
Tay nắm tủ cổ điển màu đen chân đế vàng bóng NK207-DN
Hơn nữa, sự đa dạng về mẫu mã và màu sắc của tay nắm tủ kim loại là một lợi thế lớn. Người sử dụng có thể lựa chọn từ những thiết kế đơn giản và hiện đại đến những mẫu cổ điển, từ các gam màu sáng đến các sắc thái tối màu, phù hợp với mọi phong cách trang trí nội thất và sở thích cá nhân.
Tay nắm tủ dạng bán nguyệt màu vàng bóng NK286Q-64V
Tuy nhiên, không phải tất cả các kim loại đều hoàn hảo. Một số chất liệu kim loại như sắt có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và dễ bị gỉ sét sau một thời gian sử dụng, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt. Điều này yêu cầu người dùng cần chọn các loại tay nắm được xử lý bề mặt chống rỉ sét hoặc từ các loại kim loại bền bỉ để đảm bảo tuổi thọ và ngoại hình của sản phẩm.
Tay nắm tủ bắt cạnh dạng thanh NK312L-V
Ngoài ra, giá thành của tay nắm tủ kim loại thường cao hơn so với các chất liệu như nhựa, gỗ hay composite. Phần lớn là do quá trình sản xuất và chất liệu nguyên liệu kim loại có chí phí đắt hơn. Tuy nhiên, với những ưu điểm vượt trội như độ bền và tính thẩm mỹ, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng bỏ ra chi phí cao hơn để sỡ hữu các tay nắm tủ chất lượng.
Tay nắm tủ màu đen dạng tròn trơn NK379-D
2.2 Phân loại tay nắm tủ kim loại
Inox: Đây là chất liệu phổ biến trong các không gian yêu cầu tính thẩm mỹ cao và độ bền lâu dài, với khả năng chống ăn mòn và rỉ sét tốt.
Nhôm: Nhẹ, dễ gia công và có thể tạo ra nhiều kiểu dáng tinh tế. Tuy nhiên, độ cứng và chịu lực của nhôm không cao bằng inox hay đồng, nên cần phải lựa chọn loại nhôm đủ dày để đảm bảo độ bền.
Đồng: Là chất liệu sang trọng và có khă năng chống ăn mòn cực kỳ tốt nhưng có thể bị oxy hóa và thay đổi màu sắc theo thời gian nếu không được bản quản và làm sạch đúng cách.
Hợp kim: Kết hợp các tính chất của các kim loại khác nhau như độ bền, khả năng chống ăn mòn và sự dễ dàng gia công, cho phép tạo ra nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thành phần hợp kim, các đặc tính đọ bền đẹp và giá thành có thể khác nhau.
- Gỗ
Tay nắm tủ được làm từ gỗ là một lựa chọn phổ biến trong trang trí nội thất nhờ vào sự thân thiện với môi trường, cảm giác ấm áp và sang trọng mà nó mang lại.
Gỗ còn được biết đến với khả năng tái sinh và thân thiện với môi trường hơn so với các chất liệu nhựa hay kim loại. Ngoài ra, mỗi loại gỗ tự nhiên mang một vẻ đẹp riêng, với các đường vân và màu sắc tự nhiên đa dạng, từ đó tạo nên sự sang trọng và độc đáo cho sản phẩm.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của tay nắm tủ gỗ là khả năng bị mối mọt và cong vênh do ảnh hưởng của môi trường, đặc biệt đúng khi gỗ tiếp xúc với độ ẩm không ổn định.
Tham khảo một số mẫu tay nắm, núm nắm tủ gỗ cao cấp:
Tay nắm tủ cao cấp phối gỗ ấn tượng NK465G-V
Tay nắm tủ cao cấp phối gỗ ấn tượng NK465G-N
- Nhựa
Tay nắm tủ được làm từ nhựa cũng là một lựa chọn phổ biến và phù hợp với nhiều không gian nội thất nhờ vào những ưu điểm nhất định, song cũng có những hạn chế cần được lưu ý.
Xét về ưu điểm, tay nắm tủ nhựa cho giả thành rẻ hơn so với các loại tay nắm làm từ các vật liệu khác như kim loại hay gỗ, là sự lựa chọn phổ biến đối với những người tiêu dùng có ngân sách hạn chế.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là độ bền của nhựa không thể sáng bằng các vật liệu như kim loại. Nhựa dễ bị vỡ nứt, đặc biệt là khi tiếp xúc với lực tác động mạnh hoặc nhiệt độ cao. Ngoài ra, đối với những không gian có độ ẩm cao, nhựa có thể bị biến dạng hoặc mất đi tính năng thẩm mỹ nhanh chóng, do đó không phù hợp để sử dụng trong những môi trường như phòng tắm, nhà bếp.
Xem thêm: Xu hướng lựa chọn chất liệu tay nắm cửa tủ mới nhất
3. Lựa chọn tay nắm tủ phù hợp
Khi lựa chọn tay nắm tủ phù hợp, bạn cần cân nhắc một số yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng chúng phù hợp với không gian nội thất của bạn và đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Tay nắm tủ hiện đại cao cấp NK437-DV
Đầu tiên, hãy xem xét phong cách nội thất bạn mong muốn: có thể là hiện đại, tối giản, tân cổ điển, hay cổ điển. Việc xác định phong cách sẽ giúp bạn chọn được tay nắm tủ phù hợp với không gian tổng thể.
Tay nắm tủ dạng thanh dài bắt cạnh màu đen NK433-DN
Tiếp theo, hãy chọn kích thước tay nắm tủ phù hợp với kích thước của tủ hoặc ngăn kéo, giúp đảm bảo sự cân đối và tiện lợi khi sử dụng hàng ngày.
Tay nắm tủ thanh vuông màu xám NK423-X
Về chất liệu, nên lựa chọn theo sở thích, ngân sách và nhu cầu sử dụng. Các lựa chọn phổ biến bao gồm kim loại (đồng, inox, hợp kim,...), gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, và nhựa. Mỗi loại chất liệu có những ưu điểm riêng và phù hợp với từng không gian khác nhau.
Tay nắm tủ dạng thanh âm màu đen mờ NK410L-DM
Màu sắc của tay nắm tủ cũng rất quan trọng để tạo sự hài hòa và thẩm mỹ cho không gian nội thất. Hãy lựa chọn màu sắc phù hợp với tổng thể màu sắc của phòng, có thể là tương phản để làm điểm nhấn hoặc tương đồng để trông hài hòa.
Xem thêm: Phân loại tay nắm tủ theo màu sắc và phong cách thiết kế
Tay nắm cửa tủ bếp màu ghi xám NK404-G
Cuối cùng, hãy ưu tiên lựa chọn các thương hiệu cung cấp tay nắm tủ uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc này sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề về độ bền và tính năng của tay nắm khi sử dụng trong thời gian dài.
4. Phần kết luận
Tay nắm tủ là một chi tiết tuy nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện vẻ ngoài và nâng cao chức năng sử dụng của tủ. Việc lựa chọn tay nắm tủ phù hợp sẽ góp phần tạo nên sự hài hòa tổng thể cho không gian nội thất và mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng.
Bài viết này so sánh các loại tay nắm tủ phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm kiểu dáng và chất liệu. Mỗi loại tay nắm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với những phong cách thiết kế và nhu cầu sử dụng khác nhau.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn tay nắm tủ ưng ý cho ngôi nhà của mình.
#taynamtucaocap #taynắmtủbếp #taynắmcửatủ #taynamcuatu #taynamtu #fhomenamkhang
..................................................................................
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KỸ THUẬT NAM KHANG
Địa chỉ: 442D Nguyễn Sơn, Phường Phú Thọ Hoà, Quận Tân Phú, Hồ Chí Minh
Hotline: 0901.196.992 / 0901.186.997 / 0901.196.224 / 0901.196.551 / 0901.196.552 / 0901.186.992
Email: info@fhomenamkhang.com - fhomenamkhang@gmail.com
Website: www.fhomenamkhang.com